Trong thiết kế nhà hiện nay đặc biệt là những ngôi nhà ống không có nhiều mặt thoáng thường thấy đưa giếng trời vào không gian sống. Vậy cách làm này mang lại ưu điểm gì? Có nên để giếng trời trong nhà? Hãy cùng Hồng Đức Home tìm hiểu chi tiết và bỏ túi #5 lưu ý quan trọng sau đây nhé!
Có nên để giếng trời trong nhà?
Để biết có nên để giếng trời trong nhà hay không thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những lợi ích mà thiết kế giếng trời mang lại cho ngôi nhà của mình.
#1 Thêm ánh sáng tự nhiên
Một trong những lợi ích lớn nhất của việc có giếng trời chính là gia tăng nguồn ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Đây là giải pháp kiến trúc quen thuộc trong những ngôi nhà ống không có nhiều mặt thoáng, giếng trời đem lại ánh sáng tự nhiên, giúp không khí lưu thông.
#2 Tiết kiệm năng lượng
Với việc gia tăng nguồn ánh sáng tự nhiên sẽ làm giảm việc sử dụng ánh sáng nhân tạo. Nhất là trong những ngày lạnh, giếng trời sẽ góp phần tăng nhiệt cho không gian và giảm nhu cầu sưởi ấm. Ngoài tác động tích cực đến môi trường thì việc sử dụng giếng trời còn sử dụng ít điện năng hơn.
#3 Thiết kế linh hoạt
Giếng trời có thiết kế khá linh hoạt từ vị trí đặt cho đến hình dạng, kích thước sao cho phù hợp với ngôi nhà. Bạn có thể thiết kế giếng trời đón ánh sáng vào buổi sớm nhưng cũng để tránh năng vào buổi chiều.
#4 Trở thành điểm nhấn của ngôi nhà
Cuối cùng giếng trời trong nhà có khả năng nâng cao đáng kể thiết kế hoặc đóng vai trò quan trọng trong thiết kế chính của ngôi nhà, tạo điểm nhấn cho không gian và bổ sung tạo ra ánh sáng tự nhiên trong thiết kế.
Có thể bạn quan tâm: Vai Trò Của Ánh Sáng Trong Thiết Kế Nội Thất Nhà Ở
5 Lưu ý quan trọng khi thiết kế giếng trời
► Thiết kế quá rườm rà, nhiều chi tiết thừa
Cần tránh thiết kế giếng trời quá rườm rà với nhiều chi tiết thừa mà quên mất chức năng cơ bản của nó là thông gió và chiếu sáng. Nếu ngôi nhà đã đủ ánh sáng cần thiết hay giếng trời làm ảnh hưởng đến kiến trúc ngôi nhà thì nên hạn chế hoặc không thiết kế nữa.
► Tường giếng trời phẳng nhẵn
Bản chất giếng trời là một các ống nên âm thanh truyền trong đó rất vang và rõ. Nếu thiết kế mặt tường giếng trơn phẳng sẽ khiến âm thanh bị vang, người ngồi dưới tầng nói chuyện người trên tầng có thể nghe thấy. Vì vậy mặt trong tường nên thiết kế nhám sần để tiêu âm, ốp đá tự nhiên, gạch trần,…
► Không lưu tâm đến hệ thống thoát nước sàn
Trường hợp bạn tận dụng khu vực giếng trời làm vườn cây cảnh trong nhà thì nên có hệ thống thoát nước sàn hợp lý. Vào mùa mưa khi lượng nước mưa nhiều sẽ gây tình trạng ứ động khiến mặt sàn bị ẩm và khiến cây xanh dễ chết hơn. Do đó việc làm hệ thống thoát nước rất cần thiết.
► Mái che quá mỏng
Ở một số vùng mùa hè thường có nắng gay gắt nhất là vào buổi trưa khi mặt trời chiếu thẳng xuống giếng trời gây chói và nóng. Chủ nhà nên lắp thêm hệ thống rèm dưới mái giếng trời để chắn nắng và điều tiết ánh sáng.
► Hệ thống lan can thấp, khe hở rộng
Các khu thông tầng là khoảng không có chiều sâu nên gia chủ cần làm phần ngăn cách với giếng trời đảm bảo an toàn. Nếu sử dụng lan can cần lưu ý chiều cao và khoảng cách khe hở. Nhà có trẻ nỏ cần thiết kế đảm bảo để trẻ không trèo qua phần ngăn cách này.
Như vậy với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã biết được có nên để giếng trời trong nhà không rồi chứ? Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ ngay với Hồng Đức Home để được tư vấn nhanh chóng.
Xem thêm: Thiết Kế Nội Thất Nhà Phố ĐẸP [Tư vấn & Báo giá SỐ #1]